Hiện nay nhu cầu lưu trữ thức ăn trong tủ đông ngày một tăng dần, kể cả trong các cơ sở kinh doanh lẫn gia đình. Vậy bạn đã biết cách trữ đông thức ăn sao cho đúng để có thể sử dụng lâu dài chưa? Nếu chưa thì cùng Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh cập nhật thêm kiến thức về bảo quản thực phẩm trong tủ đông ở ngay bài viết sau nhé!
Hướng dẫn cách trữ thức ăn trong tủ đông
1. Trữ thức ăn trong tủ đông có an toàn không?
Tủ đông là thiết bị có khả năng tạo ra lượng hơi lạnh lớn để đạt đến mức nhiệt âm sâu. Khi nhiệt độ xuống mức thấp, các loài vi khuẩn sẽ ít có điều kiện để phát sinh và gây hại đến thực phẩm. Vậy nên với một chiếc tủ đông chất lượng, bạn có thể an tâm lưu trữ nhiều loại thực phẩm để sử dụng trong khoảng thời gian dài.
Thức ăn được đảm bảo an toàn khi lưu trữ trong tủ đông
2. Những điều cần được chú ý khi trữ thức ăn trong tủ đông
2.1. Những loại thực phẩm phù hợp bảo quản trong tủ đông
Nhìn chung, tủ đông có thể bảo quản, lưu trữ được rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên vẫn có một số loại thực phẩm được đánh giá là không phù hợp để lưu trữ trong tủ đông, cụ thể có thể kể đến như:
- Phô mai: Việc bảo quản trong tủ đông sẽ khiến cho phô mai bị phá vỡ đi kết cấu ban đầu vốn có. Chẳng hạn phô mai cứng thì bị xốp và bở ra. Trong khi đó loại phô mai mềm thì không còn giữ được độ mềm mịn.
- Sữa chua: Kết cấu sánh và kết dính của sữa chua sẽ bị mất đi khi bảo quản trong tủ đông.
- Sữa tươi: Với loại sữa bạn uống trực tiếp thì tủ đông không phải là thiết bị bảo quản phù hợp. Khi rã đông, sữa sẽ bị đóng cục và không còn giữ được hương vị, chất dinh dưỡng ban đầu.
Không nên cấp đông cho sữa tươi dùng trực tiếp
- Khoai tây: Vốn là loại củ có hàm lượng nước cao, vì thế khi trữ đông, bên trong khoai tây sẽ có nhiều tinh thể băng hình thành. Khi rã đông, các tinh thể bằng này tan ra sẽ khiến cho khoai tây bị nhũn đi.
- Trứng: Phần chất lỏng bên trong trứng được cấp đông có thể sẽ làm cho lớp vỏ bên ngoài bị nứt, bể. Đồng thời việc cấp đông trứng còn khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nấu nướng.
Không nên cấp đông cho trứng
- Rau và trái cây: Đây đều là những loại thực phẩm có hàm lượng nước bên trong cao. Vậy nên khi rã đông những loại thức ăn này rất khó để giữ nguyên kết cấu ban đầu. Hơn nữa, có một số loại rau không phù hợp để bảo quản với nhiệt độ quá lạnh. Khi đó rau sẽ bị mất hết mùi vị và thậm chí là nhanh úng, hỏng hơn.
2.2. Thức ăn cần được bọc kín trước khi trữ đông
Đối với tủ đông dạng nằm thường sẽ không có nhiều ngăn bên trong. Vì vậy, bạn phải bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ đông để hạn chế tối đa tình trạng lẫn mùi.
Ngày nay có nhiều người thường lựa chọn phương pháp hút chân cho thực phẩm. Khi đó thực phẩm không bị tiếp xúc với không khí, hơi ẩm nên bảo quản được lâu hơn. Đồng thời việc hút chân không thực phẩm trước khi cho vào tủ đông cũng góp phần tối ưu không gian bên trong thiết bị.
Đóng gói cẩn thận thực phẩm trước khi cho vào tủ đông
2.3. Cách sắp xếp thực phẩm trong tủ đông
Đầu tiên bạn phải đảm bảo chỉ lưu trữ lượng thực phẩm vừa đủ, đúng với dung tích của tủ. Sau đó, khi sắp xếp bạn nên để ra một khoảng trống nhỏ giữa các thực phẩm. Điều này sẽ tạo điều kiện để luồng khí lạnh luân chuyển đều khắp tủ, bảo quản thức ăn tốt hơn.
Sắp xếp thực phẩm trong tủ đông gọn gàng, khoa học
2.4. Nhiệt độ phù hợp cho việc trữ thức ăn trong tủ đông
Nhiệt độ được duy trì ổn định sẽ giúp cho thực phẩm tươi ngon lâu dài hơn. Vì thế bạn không nên mở cửa tủ quá thường xuyên để tránh làm thất thoát hơi lạnh. Đồng thời bạn nên kiểm tra phần gioăng cửa định kỳ để hơi lạnh không bị thất thoát kể cả khi cửa tủ đóng.
Xem thêm: Nhiệt độ phù hợp của tủ đông giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu dài
2.5. Thời gian trữ thức ăn trong tủ đông
Bình thường với một chiếc tủ đông tốt, có thể duy trì ổn định ở mức nhiệt dưới – 170C thì thời gian bảo quản thức ăn khá là lâu (có thể lên đến vài tháng). Tuy nhiên việc bảo quản được lâu không có nghĩa là chất lượng thực phẩm vẫn giữ nguyên như ban đầu. Vậy nên bạn cần phải xác định được khoảng thời gian bảo quản phù hợp để thực phẩm vẫn giữ được chất lượng.
Để kiểm tra chất lượng, sau khi rã đông bạn phải xem xét mùi của thức ăn. Nếu có mùi ôi thiu, khó chịu bạn cần phải bỏ ngay thực phẩm đó. Tuy nhiên một số thực phẩm không xuất hiện mùi khó chịu nhưng lại có sự biến đổi về màu sắc, hình thành các vết đốm,… Khi đó thực phẩm có thể chưa hỏng nhưng không được ngon, vì vậy tùy vào điều kiện, yêu cầu chất lượng của bạn để quyết định là giữ hay bỏ đi.
Ngoài ra, để kiểm soát tốt thời gian lưu trữ thức ăn trong tủ đông bạn nên ghi nhãn ngày bảo quản vào bên ngoài hộp hoặc túi. Bên trong tủ đông thường bảo quản rất nhiều thực phẩm với thời gian lưu trữ khác nhau. Việc ghi chú lại ngày bảo quản sẽ giúp bạn tránh sử dụng những thực phẩm bị quá hạn.
2.6. Vệ sinh tủ đông định kỳ
Sau một khoảng thời gian sử dụng, tủ đông có thể phát sinh cặn bẩn, mùi hôi. Vì vậy muốn trữ thức ăn trong tủ đông lâu dài và an toàn bạn phải lên lịch vệ sinh tủ đông định kỳ. Không chỉ đảm bảo về vấn đề an toàn thực phẩm, việc vệ sinh định kỳ cũng giúp cho tủ đông vận hành hiệu quả, ổn định và tiết kiệm điện năng hơn.
Định kỳ tủ đông cần được vệ sinh để bảo quản thực phẩm tối ưu
Bài viết đã mang đến bạn một vài thông tin liên quan đến việc trữ thức ăn trong tủ đông. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ít cho bạn trong việc bảo quản thực phẩm đúng cách, an toàn và lâu dài.
Tậu ngay tủ đông chất lượng, giá tốt tại Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh
Đến với Siêu Thị Điện Máy – Điện Lạnh Song Anh bạn có thể thoải mái lựa chọn giữa rất nhiều mẫu tủ đông chất lượng. Hầu hết giá thành các sản phẩm tại đây đều ở mức phải chăng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn đi kèm. Không những thế siêu thị còn có thêm chính sách mua trả góp 0% với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Vậy nên hãy tranh thủ liên hệ với siêu thị để được tư vấn cụ thể hơn về chiếc tủ đông phù hợp bạn nhé!
Tổng Hợp
Để lại một bình luận